Thịt lợn hầm thuốc bắc và thịt lợn hầm ngải cứu là những món ngon nhưng cũng là những bài thuốc dân gian để chữa bệnh, điều dưỡng thân thể. Cùng xem cách chế biến 2 món ăn này ra sao nhé!
Thịt lợn hầm thuốc bắc
Giá trị dinh dưỡng
Tương tự như món chân giò hầm thuốc bắc, thịt lợn hầm thuốc bắc không chỉ là một món ăn ngon mà còn là một loại thuốc bổ để những người bệnh, người gầy yếu điều dưỡng sức khỏe. Vị ngọt của thịt kết hợp cùng các vị thuốc bắc như hạt sen, táo tàu, nhân sâm, thục địa, nhãn nhục, cao kỳ tử… sẽ tạo nên một mùi vị rất đặc trưng cho món ăn này.
Bạn đang xem: Thịt lợn hầm ngải cứu
Miếng thịt để làm món thịt lợn hầm đặc biệt này gồm 3 phần thịt khác nhau là: mông, ba chỉ và chân giò. Sở dĩ có sự kết hợp cầu kỳ này là vì các đầu bếp muốn món ăn này không quá khô cũng không quá ngán mà sẽ ngọt béo vừa phải, khiến người ta ăn mãi không chán. Thịt mông nhiều nạc, ba chỉ nạc mỡ đan xen cùng chân giò mềm mại pha lẫn một chút beo béo; sự kết hợp đủ để đánh thức vị giác của những người “khảnh ăn” nhất.

Chú ý
Dù sở hữu giá trị dinh dưỡng cao và là món ăn bồi bổ cực tốt nhưng không phải ai cũng nên ăn món này. Những người có tiền sử huyết áp cao hoặc bị bệnh béo phì thì không nên bởi thịt lợn chứa nhiều cholesterol đồng thời các vị thuốc như nhân sâm, hoàng kỳ có tính nóng, sẽ làm huyết áp tăng vọt.
Xem thêm: Vô Thường Là Gì? Tìm Hiểu Ý Nghĩa Của Từ Vô Thường Trong Triết Học Phật Giáo
Nguyên liệu
1 kg thịt lợn, trong đó bao gồm: 400 gram thịt chân giò, 300 gram thịt mông và 300 gram ba chỉ Gia vị thuốc bắc (bao gồm các loại vị thuốc như hạt sen, táo tàu, thục địa, nhân sâm, hoàng kỳ…, có thể mua tại siêu thị, cửa hàng hoặc nhà thuốc đông y) 1 củ cà cà rốt, 1 quả dừa xiêm 50 gram nấm đông cô, 10 gram nấm hương Rau mùi, hành lá, hành khô, gừng Nước mắm, xì dầu, muối, hạt nêm, hạt tiêu, mì chính
Cách làm
Thịt lợn mua về rửa sạch, xắt miếng 3×3 cm rồi cho vào nồi luộc qua với chút gừng và muối để khử mùi. Sau đó vớt thịt ra và ngâm vào nước lạnh. Đập dập gừng và hành khô rồi băm nhuyễn. Dừa thì đập ra, hứng lấy phần nước dừa. Rửa sạch và cắt khác hành cùng rau mùi. Nấm hương ngâm vào nước nóng, sau khi nở thì lấy ra rửa sạch. Nấm đông cô cũng đem rửa sach. Nạo vỏ và xắt khúc cà rốt. Cho nồi lên bếp, cho vào 1 xíu dầu ăn rồi cho gừng và hành vào phi vàng. Sau đó cho tiếp thịt vào đảo đến khi săn rồi nêm nếm nước mắm vừa ăn. Tiếp đến cho nước dừa và nước sôi vào nồi, để sao cho ngập mặt thịt. Cho luôn gói gia vị thuốc bắc, nấm và cà rốt vào hầm chung. Nước sôi thì nêm thêm gia vị một lần nữa, đậy vung nồi và hầm trong khoảng 1 tiếng. Chú ý để lửa vừa khi hầm, nhớ kiểm tra xem nồi hầm có bị cạn nước hay không, nếu thịt chưa chín mà nước đã cạn thì phải cho thêm. Kiểm tra độ chín của thịt bằng cách lấy đũa tách thử một miếng thịt, nếu nó lập tức đứt ra thì là thịt đã đạt độ nhừ thích hợp. Bắc xuống cho thêm hành và rau thơm, múc ra bát để thưởng thức.➣➣➣ Tìm hiểu: Chuyên viên kinh doanh là gì? Những thông tin cơ bản mà bạn cần biết
Thịt lợn hầm ngải cứu
Ngoài thuốc bắc thì ngải cứu cũng là một vị thuốc rất thích hợp để hầm cùng thịt lợn. Cùng xem công thức món ngon này có phức tạp không nhé!
Nguyên liệu
500 gram thịt chân giò 1 hoặc 2 mớ rau ngải cứu Cà rốt, nấm hương, mộc nhĩ, hạt sen Hành tím và hành lá 2 chén rượu trắng nhỏ Dầu ăn, nước mắm, bột canh, hạt tiêu, đường
Cách làm thịt lợn hầm ngải cứu
Thịt chân giò rửa sạch bằng nước muối, thái miếng rồi trần qua nước sôi để loại bỏ tạp chất. Sau đó ướp thịt với gia vị và để ngấm trong vòng 1-2 tiếng đồng hồ. Ướp xong thì xào qua rồi cho vào nồi ninh cùng nước.
Ngải cứu đem nhặt và rửa sạch. Cà rốt rửa sạch, cắt thành miếng vừa ăn. Hạt sen rửa sạch. Mộc nhĩ và nấm hương ngâm cho nở rồi rửa sạch. Cho dầu vào chảo, phi hành rồi xào qua cà rốt, nấm hương, mộc nhĩ. Sau đó đem 3 thứ ấy và hạt sen vào nồi thịt, đun khoảng 20 phút thì cho tiếp ngải cứu và rượu vào. Đun đến khi thịt nhừ là có thể lấy ra thưởng thức.