Nhận thức và tình cảm là hai trạng thái luôn tồn tại song song trong một con người. Chúng có những ảnh hưởng gì đến nhân sinh quan? Tình cảm và nhận thức liệu có mối liên quan nào hay không? Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về mối quan hệ giữa nhận thức và tình cảm. Bạn đang xem: So sánh tình cảm và nhận thức
Khái niệm và vai trò của nhận thức
Trước khi đi vào tìm hiểu mối quan hệ giữa nhận thức và tình cảm thì cần phải hiểu khái niệm, đặc tính và vai trò của nó.
Nhận thức là gì?
Trong Triết học, nhận thức là quá trình phản ánh sự năng động và sáng tạo hiện thực khách quan đến bộ não con người. Hoạt động của nhận thức không chỉ “vỏ” bên ngoài mà liên quan đến bản chất bên trong. Mác – Lênin nhận định các mối quan hệ đều mang tính quy luật để chi phối sự vận động. Từ đó phát triển sự vật, hiện tượng chứ không chỉ phản ánh hiện tại cái đã qua và cái sẽ tới.

Khi nhắc đến hoạt động này, mọi người sẽ thấy bao gồm nhiều quá trình khác nhau. Chúng đều thể hiện nhiều mức độ phản ánh hiện thức khách quan để mang đến sản phẩm không giống nhau. Vì thế, căn cứ vào tính chất phản ánh mà chia hoạt động nhận thức thành hai mức độ.
– Nhận thức cảm tính: thường sẽ phản ánh thuộc tính bên ngoài gồm cảm giác và tri giác. Chẳng hạn khi nhìn thấy một chiếc váy thì nhận thức cảm tính sẽ giúp bạn thấy được kích thước, màu sắc, nhãn hiệu.
– Nhận thức lý tính: phản ánh chân thực nhất những thuộc tính bên trong và bản chất sự vật. Ví dụ khi nhìn thấy chiếc váy, qua đánh giá bằng nhận thức biết được chất lượng của loại vải.
Vai trò của nhận thức
– Nhận thức sẽ đi từ vấn đề cá biệt đến phổ biến, từ cái riêng nhất đến cái chung cơ bản. Bên cạnh đó, nó sẽ xuất phát từ hiện tượng mới đi đến bản chất bên trong. Chính vì thế nên con người sẽ đạt đến những hiểu biết đầy đủ, chính xác liên quan đến bản chất. Từ đó sẽ hình dung rõ hơn về quy luật sự vật và thế giới khách quan.

– Trong quá trình đi từ cái riêng đến cái chung của nhận thức sẽ giúp con người hiểu được đặc tính chung. Từ lớp sự vật dần sẽ đúc kết thành những khái niệm và phạm trù cá nhân.
Khái niệm và vai trò của tình cảm
Nhiều người sẽ nghĩ tình cảm là khái niệm mà ai cũng hiểu. Tuy nhiên khi đặt vào trong Triết học liên quan đến nhiều phạm trù thì lại khó hiểu hơn nhiều. Chính vì thế mối quan hệ giữa nhận thức và tình cảm cũng bị ảnh hưởng.
Tình cảm là gì?
Tình cảm sẽ thuộc về thái độ thể hiện sự rung cảm mà con người cảm nhận với sự vật, hiện tượng mà hiện thực hiện hữu. Từ đó phản ánh ý nghĩa của nó trong mối liên quan giữa nhu cầu và động cơ của con người. Tình cảm giống như động lực lớn để kích thích con người tìm đến chân lý.
Nó có sự trái ngược so với nhận thức khi trở thành cơ sở để chỉ đạo tình cảm. Lý và tình vì thế sẽ trở thành hai mặt của một vấn đề nhân sinh thống nhất trong con người.

Vai trò của tình cảm
Bất kể là về lý hay tình thì đều có xen lẫn một chút tình cảm. Tình cảm của con người sẽ tác động đến nhiều mặt của cuộc sống.
Xem thêm: Thỏ Mẹ Mang Thai Bao Nhiêu Ngày Thì Đẻ? Cách Nhận Biết Thỏ Có Thai
Đối với hoạt độngNhư đã nói ở trên tình cảm có một vị trí đặc biệt quan trọng. Nó ảnh hưởng đến nhân tố động lực rồi điều chỉnh hành vi của con người. Tình cảm nảy sinh rồi hiện hữu trong hoạt động. Thông quá đó nảy sinh những biểu hiện bên trong của hoạt động.
Nhờ có nó mà thúc đẩy con người hoạt động để vượt qua những khó khăn và trở ngại đang vướng mắc. Giống như Edison vì tình yêu với khoa học mà trải qua hơn 2000 lần thử nghiệm để phát minh ra bóng đèn.
Trong đời sốngCảm xúc và tình cảm khiến cho đời sống con người thú vị hơn. Con người không thể nào tồn tại nếu như không có cảm xúc. Khi bản thân bị thiếu hụt cảm xúc thì đời sống con người sẽ bị rối loạn và “què cụt” về mặt tâm lý.
Trong hoạt động giảng dạy con ngườiTrong hoạt động giảng dạy, giáo dục thì tình cảm giữ vai trò không thể thiếu. Nó vừa mang chức năng điều kiện vừa là phương tiện giáo dục.

Không chỉ thế còn liên quan đến nội dung và mục đích giáo dục. Tài năng của một học sinh có bộc lộ hết hay không phụ thuộc nhiều vào lòng yêu nghề và tình thương yêu của người dạy.
Thiếu đi tấm lòng yêu nghề, tình cảm với học sinh thì khó mà trở thành một người thầy – cô tốt. Nói như vậy vì một đứa trẻ đang trong giai đoạn phát triển mà không có sự chăm sóc của cha mẹ, thầy cô. Chúng dễ vướng phải bệnh tâm lý, xa lánh xã hội hoặc vướng vào các tệ nạn.
Mối quan hệ giữa nhận thức và tình cảm
Khi nói về mối liên hệ giữa nhận thức và tình cảm thì không thể không nhắc đến ý chí. Bởi vì giữa ý chí, nhận thức có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Đầu tiên ý chí sẽ tác động qua lại với nhận thức. Tiếp đó nhận thức cũng sẽ tác động ngược trở lại lên ý chí. Khi đã có ý chí hướng đến đúng đối tượng thì sẽ giúp con người sắp xếp lại tình cảm. Từ đó nỗ lực đúng thời điểm, đúng chỗ để đạt thành công.

Còn mối quan hệ giữa nhận thức và tình cảm luôn có chất dẫn là ý chí. Có thể nhận ra ý chí và tình cảm như động lực của hành động. Nó sẽ thúc đẩy hoặc xảy ra hoạt động kìm hãm. Nếu tình cảm ủng hộ cho quyết định của nhận thức thì ý chí tự nhiên tăng mạnh. Chính điều đó mang đến thành công một cách dễ dàng hơn rất nhiều.
Tuy nhiên khi tình cảm đi ngược lại với ý chí sẽ tạo ra rào cản kìm hãm. Mọi hành động của chủ thể sẽ bị cản trở. Khi đó nhận thức sẽ kìm chế những ảnh hưởng của tình cảm gây ra cảm xúc tiêu cực liên quan đến hành động con người.
Có thể thấy mối quan hệ giữa nhận thức và tình cảm có sự gắn kết vô cùng chặt chẽ. Chúng không chỉ tác động qua lại với nhau mà còn định hướng ý chí. Hy vọng những thông tin đã cung cấp sẽ có ích cho các bạn trong cuộc sống và học tập.