Thực phẩm sạch

Cách chọn khoai môn ngon, bở không bị sượng

Bạn muốn mua khoai môn nhưng không biết làm sao để chọn được củ ngon, bở và không sượng? Bằng vài mẹo đơn giản, bạn có thể tự tin lựa chọn những củ khoai môn đạt chuẩn để món ăn luôn đậm đà và hấp dẫn. Hãy cùng khám phá cách chọn khoai môn ngon, đảm bảo khi nấu lên sẽ thơm ngon, bùi bở như mong đợi nhé!

Tác dụng của khoai môn đối với sức khỏe

Khoai môn là nguồn cung cấp dồi dào các chất dinh dưỡng thiết yếu. Theo bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên, loại củ này chứa nhiều chất xơ, carbohydrate và các khoáng chất quan trọng như magie, sắt, kẽm, phốt pho, kali, mangan, và đồng. Bên cạnh đó, khoai môn còn bổ sung protein, canxi và các vitamin cần thiết cho sức khỏe như vitamin A, vitamin C, vitamin E, vitamin B6 và folate.

Khoai môn rất giàu dinh dượng và mang lại lợi ích tốt cho sức khỏe

Khoai môn rất giàu dinh dượng và có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe

Khoai môn không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe:

  • Tăng cường hệ miễn dịch: Nhờ chứa nhiều vitamin C và vitamin E, khoai môn giúp tăng sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng.
  • Cải thiện tiêu hóa: Hàm lượng chất xơ cao trong khoai môn hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giúp ngăn ngừa táo bón và duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Tốt cho tim mạch: Khoai môn cung cấp kali và magie, hai khoáng chất quan trọng giúp điều hòa huyết áp và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
  • Hỗ trợ kiểm soát cân nặng: Với hàm lượng carbohydrate phức hợp và chất xơ, khoai môn giúp duy trì cảm giác no lâu, hỗ trợ trong việc kiểm soát cân nặng.
  • Bổ sung năng lượng: Khoai môn là nguồn cung cấp carbohydrate tự nhiên, giúp cung cấp năng lượng bền vững cho các hoạt động hàng ngày.
  • Tốt cho sức khỏe xương: Khoai môn chứa canxi và phốt pho, hai chất quan trọng trong việc xây dựng và duy trì sức khỏe xương khớp.

Khoai môn là thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng, giúp hỗ trợ và duy trì sức khỏe tổng thể khi được bổ sung vào chế độ ăn uống một cách hợp lý.

Cách chọn khoai môn ngon, không bị sượng

— Hình dáng: Chọn những củ khoai môn tròn đều, có hình dáng như quả trứng gà. Bề mặt vỏ sần sùi, nhiều râu và đất còn bám, với kích thước vừa phải, không quá lớn cũng không quá nhỏ.

— Trọng lượng: Khi cầm lên tay, nếu củ khoai nặng tức là chứa nhiều nước, thường sẽ nhạt và dễ bị sượng sau khi nấu. Ngược lại, củ nhẹ hơn có hàm lượng tinh bột cao, ít nước, khi chín sẽ có vị bùi và thơm.

— Phần mắt khoai: Chọn củ khoai có nhiều lỗ trũng ở phần mắt, điều này cho thấy khoai sẽ bùi và đậm vị hơn. Nếu củ có ít lỗ, vỏ mịn thì khả năng cao là khoai kém chất lượng.

— Màu sắc và kết cấu: Với khoai đã cắt sẵn, hãy chọn củ có ruột với nhiều vân tím và màu đỏ đậm, đây là dấu hiệu cho thấy khoai ngon. Nếu màu nhạt và không rõ vân, khoai có thể sẽ không đạt chất lượng mong muốn.

Cách chọn khoai môn ngon bở không bị sượng

Khoai môn ngon, bùi sẽ có dạng tròn đều, cầm nhẹ tay

Mẹo gọt khoai môn không gây ngứa

— Sử dụng găng tay: Đeo găng tay nylon hoặc cao su khi sơ chế khoai môn để tránh tiếp xúc trực tiếp với khoai, giảm nguy cơ bị ngứa.

— Luộc sơ khoai môn: Đặt khoai môn vào nồi, thêm 200ml nước cùng 1 muỗng cà phê muối. Đun sôi, sau đó đổ khoai ra và ngâm vào nước lạnh rồi lột vỏ. Cách này giúp khoai không còn gây ngứa khi gọt.

— Giữ lớp đất trên vỏ khoai: Khi mua khoai còn nguyên vỏ, để nguyên lớp đất và dùng tay khô để gọt vỏ. Sau đó, ngâm khoai trong nước muối loãng 10 phút rồi chế biến.

— Sử dụng lò vi sóng: Gói khoai môn trong giấy bạc và đặt vào lò vi sóng, nướng sơ khoảng 2 phút. Cách này không chỉ giảm ngứa mà còn giúp vỏ khoai dễ bóc hơn.

Mẹo gọt khoai môn không gây ngứa

Mẹo gọt khoai môn không gây ngứa

Cách xử lý nhanh cơn ngứa khi gọt khoai môn

Để giảm ngứa, rửa tay với nước pha giấm hoặc nước muối kết hợp với chanh.

Nếu vô tình bị ngứa khi chạm vào khoai, hãy hơ tay gần lửa trong khoảng 1 phút để giảm cảm giác khó chịu.

Bạn cũng có thể vò nát lá chuối xanh và chà nhẹ lên vùng da bị ngứa trong 7-10 phút, sẽ giúp dịu cơn ngứa ngay lập tức.

Cách bảo quản khoai môn lâu ngày

Đối với khoai môn chưa gọt vỏ: Nếu khoai môn mua về chưa dùng hết và chưa qua sơ chế, hãy bảo quản bằng cách đặt khoai trên nền khô ráo và thoáng mát để vỏ khoai được thông thoáng. Tránh tuyệt đối việc để khoai cả vỏ trong tủ lạnh vì hơi ẩm trong tủ có thể khiến khoai mềm và dễ bị hỏng.

khoai môn chưa gọt vỏ nên đặt khoai trên nền khô ráo và thoáng mát

Khoai môn chưa gọt vỏ nên đặt khoai trên nền khô ráo và thoáng mát

Đối với khoai môn đã gọt vỏ: Khoai môn sau khi gọt có thể được bảo quản trong hộp kín, đặt ở ngăn mát tủ lạnh, để sử dụng trong 3-4 ngày. Nếu muốn giữ lâu hơn, bạn có thể bảo quản trong ngăn đông, kéo dài thời gian đến 7-10 ngày. Trong trường hợp không có tủ lạnh, hãy để khoai ở nơi thoáng mát, tránh túi giấy và kiểm tra thường xuyên để đảm bảo khoai luôn trong tình trạng tốt.

khoai môn đã gọt vỏ nên bảo quản trong hộp kín, đặt ở ngăn mát tủ lạnh

khoai môn đã gọt vỏ nên bảo quản trong hộp kín, đặt ở ngăn mát tủ lạnh

Chọn được củ khoai môn ngon, bở và không sượng không còn là điều khó khăn khi bạn đã biết những mẹo đơn giản trên. Hãy áp dụng ngay cách chọn khoai môn ngon khi đi chợ để món ăn của bạn luôn thơm bùi và hấp dẫn, mang đến trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời cho gia đình!

Bật mí 4 cách chọn bí đỏ ngon, dẻo, không bị xơ cứng

Cách chọn củ sen ngon – Bí quyết nội trợ không thể bỏ qua

Tác giả:

Với niềm đam mê ẩm thực và sự am hiểu về làm đẹp, Mỹ Duyên mong muốn mang đến những công thức nấu ăn hấp dẫn cùng các mẹo chăm sóc, làm đẹp bản thân hiệu quả. Mỗi bài viết mà tôi mâng đến cho độc giả đều được nghiên cứu kỹ lưỡng, hy vọng bạn đọc có những trải nghiệm tuyệt vời trong việc nấu nướng và làm đẹp.